Giáo dục và đào tạoGợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở Hải Dương
Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở Hải Dương
Sáng nay 4/6, các thí sinh thi vào lớp 10 ở Hải Dương làm bài thi môn Ngữ văn. Dưới đây là đề thi và gợi ý giải đề của giáo viên ngữ văn Vũ Thị Quyên, Trường THCS Phú Thái (Kim Thành).
Đề thi:
.jpg)
Dưới đây là đề thi và gợi ý giải đề của giáo viên ngữ văn Vũ Thị Quyên, Trường THCS Phú Thái (Kim Thành):
Câu | Nội dung | Điểm |
Phần I. ĐỌC HIỂU | ||
*Mức tối đa (4,0 điểm): Học sinh trả lời được các yêu cầu sau: | ||
Câu 1 (0.5đ) | - Ngôi kể: Thứ ba (người kể giấu mình, nhưng có sự nhập tâm vào từng nhân vật (bà, mẹ, bố) để truyền tải cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tâm tư và tình cảm của họ.) | 0.5 |
Câu 2 (0.5đ) | - Công việc bà từng làm thời thanh niên: + thanh niên xung phong + cầm súng bắn máy bay giặc Mỹ + công nhân dệt | 0.5 |
Câu 3 (1,0đ) | Bố thể hiện tình cảm: - Người bố muốn các con không chỉ nhìn vào tuổi già hiện tại của bà mà phải hiểu rằng bà từng có một quá khứ rực rỡ, một cuộc đời đầy cống hiến. - Biết ơn, trân trọng, cảm phục những gì bà đã hi sinh cho gia đình. - Kính yêu, thấu hiểu những gì bà đã trải qua. - Mong muốn các con hãy học hỏi, phát huy được những đức tính cao đẹp của bà. ->Đây cũng là một lời thức tỉnh, giáo dục con cái về lòng biết ơn và sự kính trọng người già. | 1,0 |
Câu 4 (1.0đ) | - BPTT ẩn dụ: cả cuộc đời rộng lớn - Tác dụng: + Tăng sức gợi tả, gợi cảm, thể hiện sinh động ý nghĩa lời nói của nhân vật. + Thể hiện thái độ của bố đối với các con – muốn con hiểu những hi sinh, cống hiến của cuộc đời bà cho gia đình, quê hương. + Muốn con biết ơn, thấu hiểu, trân trọng tấm lòng, công lao của bà, của những thân trong gia đình, của cả thế hệ đi trước với gia đình, quê hương. + Câu nói là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với thế hệ trẻ: Người già không chỉ là những người yếu ớt ở hiện tại mà đằng sau họ là cả một quá khứ đầy hy sinh, cống hiến cho gia đình và xã hội. Nếu con cháu quên đi quá khứ, phủ nhận công lao, thì không còn xứng đáng làm người. + Câu nói nhấn mạnh thông điệp "uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn và đạo hiếu là nền tảng đạo đức cốt lõi của con người. | 0,25 0,75 |
Câu 5 (1.0đ) | Những bài học về cách ứng xử với ông bà: - Biết yêu thương và kính trọng người già + Người già không chỉ là hiện tại yếu ớt mà còn là đại diện cho cả một cuộc đời hy sinh, lao động, cống hiến. + Mỗi lời nhắc nhở của họ đều xuất phát từ tình thương, trách nhiệm và kinh nghiệm sống. - Lòng biết ơn và giữ đạo hiếu với ông bà + Con cháu phải ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ. + Bất hiếu là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức, không thể chấp nhận trong một gia đình hay xã hội văn minh. - Không được vô tâm, vô lễ với ông bà + Những hành vi như cãi lại, hỗn láo, xem nhẹ lời khuyên của ông bà là sai trái và cần sửa đổi. + Một khi đã mất đi, sẽ không thể bù đắp những tổn thương và hối hận là điều không thể tránh khỏi. - Luôn quan tâm, chăm sóc ông bà… => Chúng ta hiểu được: Giá trị sống không nằm ở sức lực hiện tại mà ở những gì con người đã từng trải qua và đóng góp, gia đình là nơi bắt đầu của nhân cách | 1,0 |
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) | ||
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Đảm bảo yêu cầu hình thức của đoạn văn nghị luận văn học: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp... | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tình yêu thương của bà dành cho cháu trong đoạn trích phần Đọc hiểu | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận:Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau, có thể triển khai theo hướng sau: | ||
I. Mở đoạn: - Giới thiệu khái quát về văn bản “Bà ngồi ở góc nhà” và hình tượng người bà. -Dẫn vào vấn đề: Tình yêu thương sâu sắc và âm thầm của người bà dành cho các cháu chính là điểm nhấn cảm động nhất trong đoạn trích. II. Thân đoạn 1. Tình thương thể hiện qua sự quan tâm, nhắc nhở ân cần: - Dù già yếu, bệnh tật, bà vẫn luôn theo dõi việc học hành, cư xử của các cháu. - Luôn nhắc nhở các cháu học bài, làm việc nhà, giữ nề nếp. Tình thương bao dung, nhẫn nhịn khi bị xúc phạm: - Các cháu hỗn láo, cãi lại, nhưng bà không giận dữ, chỉ nhẹ nhàng đáp:“Bà nói cho ấm thân mày”, “Bà chỉ còn có cái mồm nói được thôi”. - Sự nhẫn nại ấy cho thấy tình yêu thương vô điều kiện và lòng vị tha sâu sắc. 3. Tình thương thầm lặng, hy sinh đến cuối đời: - Dù bị các cháu hỗn hào, bà vẫn âm thầm tha thứ. - Dành dụm những gì có thể (sổ tiết kiệm, vàng…) để lại cho cháu. - Là sự yêu thương đến tận cùng, không cần báo đáp. 4. Đánh giá nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật - Truyện khắc họa bằng những chi tiết đời thường, ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, đối lập tương phản, xen kẽ kể và biểu cảm, hình ảnh ẩn dụ tinh tế… III. Kết đoạn - Tình yêu thương của bà là biểu tượng cho đức hy sinh, cho tình cảm thiêng liêng trong gia đình. - Gợi nhắc mỗi người biết trân trọng và đáp đền tình cảm ấy bằng lòng biết ơn, sự hiếu thảo. | 0,25 0,75 0,25 0,25 | |
d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt | 0.25 | |
e. Sáng tạo: - Học sinh có những cách suy nghĩ, cách nhìn mới mẻ về vấn đề nghị luận; có cách sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động hấp dẫn. - Đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm | 0.25 | |
Câu 2 (4.0đ) | Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về vấn đề : Giải pháp khắc phục vấn đề ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng. | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khẳng định lại vấn đề, đưa ra được lời khuyên. | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách thể hiện sự sáng tạo trong học tập. | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các nội dung sau: | ||
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vào vấn đề cần nghị luận II. Thân bài 1. Giải thích ứng xử văn minh nơi công cộng - Ứng xử văn minh nơi công cộng là hành vi cư xử lịch sự, tôn trọng người khác, giữ gìn vệ sinh, trật tự và an toàn cho mọi người khi tham gia các hoạt động nơi công cộng như công viên, trường học, bệnh viện, bến xe, nhà ga, siêu thị… - Ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng là cách ứng xử thiếu lịch sự, không tôn trọng mọi người xung quanh… - Thực trạng ứng xử nơi công cộng hiện nay: Hiện nay, vẫn còn không ít người có hành vi thiếu văn minh như xả rác bừa bãi, chen lấn, xô đẩy, nói chuyện lớn tiếng, gây ồn ào, thiếu tôn trọng người khác. + Vứt rác bừa bãi và thiếu ý thức giữ vệ sinh + Thiếu tôn trọng và ứng xử thiếu văn minh + Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng… 2. Nguyên nhân - Trước hết, ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh, trật tự và tôn trọng người khác khi tham gia các hoạt động chung. - Thứ hai, giáo dục về văn hóa ứng xử trong gia đình và nhà trường còn chưa đầy đủ, chưa chú trọng đúng mức việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự và tôn trọng nơi công cộng cho thế hệ trẻ. - Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trở nên vô tâm, dễ nóng giận và thiếu kiên nhẫn khi tiếp xúc với người khác. - Ngoài ra, việc thiếu chế tài xử lý nghiêm khắc và sự giám sát hiệu quả của các cơ quan chức năng khiến những hành vi ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng không được ngăn chặn kịp thời, tạo điều kiện cho tình trạng này kéo dài và phổ biến. 3.Hậu quả của thực trạng ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng - Ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và xã hội. Trước hết, những hành vi như xả rác bừa bãi, nói chuyện lớn tiếng, chen lấn, xô đẩy không chỉ làm mất mỹ quan môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người dân xung quanh. - Thứ hai, thực trạng này làm giảm đi hình ảnh văn hóa và sự văn minh của cộng đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của địa phương, quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. Điều này còn có thể khiến khách du lịch e ngại, làm thiệt hại đến ngành du lịch và phát triển kinh tế. - Ngoài ra, việc ứng xử thiếu văn minh còn dễ gây ra những xung đột, mâu thuẫn không đáng có giữa các cá nhân, gây mất an ninh trật tự nơi công cộng, ảnh hưởng đến sự hòa thuận và ổn định xã hội… 4. Ý kiến trái chiều - Mặc dù đa số mọi người đồng tình rằng ứng xử văn minh nơi công cộng là cần thiết để xây dựng xã hội văn hóa và thân thiện, nhưng cũng có ý kiến trái chiều cho rằng, trong một xã hội hiện đại và đa dạng như hiện nay, mỗi cá nhân đều có cách sống, cách thể hiện cá tính riêng… - Một số người cho rằng việc áp đặt những chuẩn mực ứng xử quá nghiêm ngặt ở nơi công cộng có thể làm giảm đi sự tự do cá nhân, khiến mọi người cảm thấy bị ràng buộc, khó chịu và mất đi sự thoải mái. Họ cho rằng, miễn là không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác thì mỗi người có quyền thể hiện bản thân theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, ý kiến này cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi tự do cá nhân không đồng nghĩa với việc bỏ qua trách nhiệm xã hội và tôn trọng cộng đồng. 5. Giải pháp nâng cao ý thức ứng xử văn minh nơi công cộng Để cải thiện tình trạng ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng, cần có sự chung tay của từng cá nhân, gia đình, nhà trường và cả xã hội. Với mỗi cá nhân, cần nâng cao ý thức, tự giác thực hiện các quy định về vệ sinh, trật tự nơi công cộng. Người dân nên biết tôn trọng người khác, giữ gìn môi trường sạch đẹp, cư xử lịch sự, hòa nhã trong mọi tình huống. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về ý thức và kỹ năng ứng xử văn minh. Cha mẹ cần làm gương và dạy trẻ cách cư xử đúng mực, tôn trọng người khác từ những việc nhỏ nhất. Nhà trường cần bổ sung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, văn hóa ứng xử cho học sinh thông qua các bài học, hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen tốt cho thế hệ trẻ. Xã hội và cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Đồng thời, đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc giữ gìn văn minh nơi công cộng. - HS liên hệ III. Kết bài - Khẳng định vấn đề nghị luận | 0,5 0.5 0,25 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 | |
d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt | 0.25 | |
e. Sáng tạo: Học sinh có những cách suy nghĩ, cách nhìn mới mẻ về vấn đề nghị luận, có cách sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động hấp dẫn. | 0.25 |